1. Chắp mắt là gì?
Chắp mắt, hay còn gọi là chalazion, là một nốt sưng đỏ thường xuất hiện ở mí mắt, không gây đau. Chắp mắt hình thành khi tuyến dầu (meibomian) ở mắt bị tắc nghẽn. Tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị, tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra nếu chắp mắt gây cản trở tầm nhìn hoặc nếu xuất hiện chắp mắt lần thứ 2 trở đi.
2. Các triệu chứng và biểu hiện của chắp mắt
Khi bị chắp mắt, người bệnh thường sẽ cảm thấy khó chịu do có cộm nổi lên ở phần mí, gây giảm thị lực rất nhiều.
Dưới đây là hai biểu hiện đặc trưng cơ bản bạn có thể tham khảo để xác định chính xác bản thân có thực sự bị chắp mắt hay không:
- Mí mắt có nốt màu đỏ ở bên ngoài và ở bên trong thì có cảm giác cộm
- Chỗ cộm ngày càng to lên nhưng không có cảm giác đau nhức
Ngoài ra, bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như: chảy nhiều nước mắt, nhìn không rõ, nhạy cảm với ánh sáng,…
Theo thống kê, chắp mắt thường có ở cả người lớn lẫn trẻ em, đặc biệt xảy ra nhiều nhất trong độ từ 30-50 tuổi.
3. Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh chắp mắt
Hiện tượng chắp mắt xảy ra do sự tắc nghẽn của ống tuyến nhờn tạo thành một khối u nhỏ dưới mí mắt.
Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này đươc liệt kê như sau:
- Sức khỏe có vấn đề làm dịch trong tuyến nhờn bờ mi trở nên đặc hơn dẫn đến bị tắc.
- Đã từng bị chắp mắt trong
- Dùng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ chạm lên mắt
- Nhiễm ký sinh trùng Demodex tại mí mắt
- Bị xâm nhập bởi vi khuẩn liên cầu và tụ cầu
Ngoài ra, bệnh chắp mắt còn được phát hiện do nhiều nguyên nhân khác ít phổ biến hơn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm các tư vấn từ bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và chữa trị kịp thời nếu bị bệnh mắt vàng.
4. Cách chữa trị chắp mắt nhanh và hiệu quả nhất
5.1. Điều trị chắp mắt tại nhà
5.1.1. Làm sạch mắt bằng cách dùng nước muối
Do chắp mắt là hiện tượng bị viêm nhiễm bên trong nên việc làm sạch là điều không thể thiếu.
Bạn có thể vệ sinh mí mắt bằng cách dùng bông gòn hoặc khăn mỏng nhúng vào nước muối sinh lí và nhẹ nhàng lau sạch mí.
5.1.2. Làm sạch mắt bằng cách chườm ấm chắp mắt
Chườm ấm là cách làm sạch phổ biến và hiệu quả trong cả điều trị chắp và lẹo mắt. Nhiệt độ cao từ chườm ấm sẽ làm tuyến nhờn giãn nở khiến sự tắc nghẽn giảm đi, từ đó dịch sẽ dễ dàng thoát ra ngoài. Tuy nhiên, trước khi chườm mắt, bạn nên vắt khăn kiệt nước trước để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mỗi ngày, người bệnh thực hiện động tác này từ 4-5 lần và mỗi lần kéo dài từ 5-10 phút.
5.2. Điều trị bằng phương pháp y tế
Nếu tình trạng chắp mắt vẫn không cải thiện sau khi áp dụng các cách chữa trị tại nhà thì bạn nên nhờ đến phương pháp y tế. Thông thường, việc lựa chọn cách chữa chắp mắt sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bác sĩ sẽ phân tích lợi ích và rủi ro và từ đó đưa ra các chỉ định:
- Nên tiêm corticosteroid để loại bỏ vết sưng trên mí mắt. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ gây bất tiện cho những người có màu da sẫm bởi tác động làm sáng các vùng da xung quanh của corticosteroid.
- Có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chắp mắt. Trước khi rạch một đường nhỏ để dịch thoát ra bên ngoài, bác sĩ thường sẽ gây tê cục bộ để làm tê khu vực này cho bệnh nhân.
- Để hỗ trợ giảm kích ứng, ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn nên tận dụng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ.
6. Tiên lượng cho người bị chắp mắt
Thực tế, chắp mắt là tình trạng không gây ra các ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến thị giác. Rất ít trường hợp cục u đủ lớn để làm biến dạng bề mặt mắt và gây ra một số chứng loạn thị tạm thời khiến tầm nhìn bị mờ. Nếu có, sau khi bác sĩ loại bỏ dịch ra hết hoặc chắp nhỏ lại, thị lực cũng sẽ trở lại bình thường.
Chắp mắt là cục u lành tính, thường không có khả năng trở thành ác tính. Bên cạnh đó, áp lực của nốt chắp lên mắt cũng không hề gây ra bệnh tăng nhãn áp.
Khác với lẹo mắt, dịch bên trong nốt chắp không chứa các tác nhân gây bệnh, vì vậy sẽ không xảy ra tình trạng lây nhiễm.
Nhiều nốt chắp trên cùng một mí mắt có thể dẫn đến sự thay đổi mặc dù tình trạng này hiếm khi xuất hiện. Cụ thể như bệnh trichiasis – lông mi quay ngược vào trong mắt.
Ngoài ra, các nốt chắp cũng ít xảy ra khả năng bị nhiễm trùng. Tuy có thể gây kích ứng và khó chịu nhưng chúng thường vô hại và tự khỏi chỉ trong vòng vài tuần.
7. Chắp mắt có tự khỏi không?
Chắp mắt có thể tự khỏi sau vài ngày bằng cách chườm ấm bằng gạc. Tuy nhiên, nếu mắt vẫn giữ nguyên tình trạng sưng to, gây khó chịu và kéo dài, việc thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa Mắt là cần thiết để được kiểm tra và điều trị. Nếu tình trạng chắp mắt kéo dài có thể tác động đến thị giác nên cần được quan tâm và chăm sóc sớm.
8. Chắp mắt có lây không?
Chắp mắt không lây truyền, do đó không cần phải có bất kỳ ngần ngại nào khi đứng nói chuyện hoặc nhìn vào mắt của người bị chắp mắt.
9. Bị chắp mắt kiêng gì?
Bị chắp mắt nên kiêng thực phẩm có tính nóng, thực phẩm nhiều đường, thực phẩm tanh, đồ nếp, thịt chế biến sẵn và thịt gà, thịt bò.
10. Phòng ngừa chắp mắt thế nào?
Chắp mắt không chỉ gây khó chịu và mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Để ngăn ngừa bệnh chắp mắt, có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tẩy tế bào chết mắt nhẹ nhàng 2-3 lần/ tuần hoặc sử dụng khăn lau sạch mí mắt.
- Làm ẩm mí mắt để giảm nguy cơ phát triển bệnh chắp mắt.
- Tẩy trang sạch, đặc biệt là đối với những người thường xuyên kẻ mắt hoặc trang điểm mắt.
- Sử dụng omega-3 hoặc dầu hạt lanh dạng uống cho những người bị viêm mí mắt.
- Không tự y áp dụng kháng sinh nếu tái phát thường xuyên, chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.
- Rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt hoặc khi đeo và tháo kính áp tròng.
- Rửa mặt sạch trước khi đi ngủ để loại bỏ bụi bẩn.
- Tránh sử dụng chung đồ sinh hoạt với người bị bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh chắp mắt mà muốn chia sẻ đến bạn. Để ngăn ngừa các vấn đề về mắt, bạn nên giữ thói quen làm sạch mắt hằng ngày và nhớ xử lí kịp thời tại bệnh viện để luôn đảm bảo độ an toàn, khỏe mạnh cho mắt.
Leave a Comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *